5) TIỂU SỬ

5) TIỂU SỬ QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN 

Quan Vũ (160-219) tên tự là Vân Trường (còn có tên tự khác là Thường Sinh). Ông là người huyện Giải, quận Hà Đông. Một buổi sáng của năm Kiến Ninh thời vua Linh Đế nhà Đông Hán, lão phương trượng chùa Phổ Cứu của phủ Bồ Châu đang ngồi trong thiền phòng của mình thì có có một bé trai gương mặt hồng hào, cặp mắt to chạy đến xin lão phương trượng được ở lại chùa. Lão phương trượng rất thích chú bé nhanh nhẹn hoạt bát này nhưng chỉ hiềm nỗi nhà chùa không đủ sức nuôi chú. Nhìn em bé có tướng mạo phi phàm lão phương trượng dự đoán tương lai của chú bé không phải tầm thường. Ông bèn đem chú bé gửi gắm cho đôi vợ chồng thợ đá họ Thường vẫn đến làm các công việc về đá trong chùa và dặn dò họ nhớ phải nuôi nấng chú bé thành người. 

Vợ chồng người thợ đá họ Thường năm ấy tuổi đã trung niên mà không có con, vì vậy họ rất thương yêu và nuôi dưỡng chú bé cẩn thận. Lại sợ nếu để xảy ra điều gì thì phụ lòng phương trượng nên họ đặt tên cho em là Thường Sinh, với mong muốn mọi sự tốt lành cho đứa bé. Vài năm sau, khi Thường Sinh đến tuổi đi học võ, vợ chồng họ Thường đem hết vốn liếng tích luỹ được để gửi em đến trường tư. Thường Sinh vốn thông minh, ham học, thường chông đèn học đến khuya. Không bao lâu sau, Thường Sinh học thuộc lòng cả bộ sách "Lã thị Xuân Thu". 

Khi lớn lên, Thường Sinh không những có tướng mạo phi phàm, uy phong lẫm liệt mà còn có sức khoẻ hơn người. Ngoài thời gian học tập, cậu thường xuyên luyện tập võ nghệ, bài binh bố trận, trẻ con trong làng thường đi theo cậu chơi bời luyện tập. Khi nghe tin vợ chưa cưới của bạn mình Lý Sinh bị con trai của thái thú Bồ Châu là Hùng Dương cướp mất, Thường Sinh nổi giận, cùng bạn đến công phủ kiện Hùng Dương. Hùng Dương cậy thế bố là thái thú Hùng Hổ nên khinh người vu vạ lại cho bọn Thường Sinh. Trong cơn tức giận Thường Sinh ra tay đánh chết Hùng Dương. Sau khi đánh chết Hùng Dương, Thường Sinh không dám lưu lại quê nhà phải tìm đường chạy trốn. Chạy chưa được bao xa thì thái thú Hùng Hổ đem quân đuổi kịp định bắt giữ Thường Sinh. Không kịp suy tính trước sau Thường Sinh giết sạch cả thái thú lẫn quân lính. 

Vụ việc đó chấn động cả quan quân, Thường Sinh bị truy nã gắt gao. Một lần trong cơn nguy khốn, Thường Sinh gặp một bà lão đang giặt đồ bên sông bèn xin giúp đỡ. Chưa kịp dứt lời thấy hình mình phản chiếu trên mặt nước, cậu vô cùng ngạc nhiên khi mặt mình đỏ hơn trước nhiều, hai bên mép và dưới cằm mọc ra 5 chòm râu dài. Quay lại không thấy bà lão giặt đồ đâu nữa. Thường Sinh không cần suy nghĩ gì thêm nửa, cứ nhằm cổng thành Bồ Châu mà đi thẳng. Một tên lính gác ngăn Thường Sinh lại, hỏi họ tên. Lúc ấy đúng vào cuối mùa xuân, bầu trời trên cổng thành trong sáng, từng đám mây xốp bay nhẹ, một đàn chim én bay qua làm một chíêc lông vũ xuống đất. Thường Sinh lập tức trả lời: "Tôi họ Quan, tên Vũ, tự là Vân Trường". Từ đấy suốt cuộc đời chinh chiến cái tên Quan Vũ đã gắn liền với cuộc đời của ông.

Những sự việc tiêu biểu về thời Tam Quốc.

Giết Hoa Hùng 
Lúc bấy giờ, Đổng Trác lộng quyền, ngang tàn vô đạo, xem mạng người như cỏ rác. Khi vào chầu, thì lạy vua không phải xưng tên, được quyền đem gươm vào điện. Sau khi Tào Tháo mưu sát Đổng Trác không thành trở về tìm cha và phát cờ khởi nghĩa. Chư hầu liền tụ về quyết giết gian thần Đổng Trác. Lúc này, Quan Vũ là tay mã cung. Sau khi Bảo Trung (鲍忠), Tổ Mậu (祖茂), Du Thiệp (俞涉), Phan Phượng (潘凤) của liên minh chết dưới tay Hoa Hùng thì Quan Vũ mới ra dưới trướng xin Viên Thiệu cho ra đánh. Viên Thuật (em Viên Thiệu) không nhìn rõ oai hổ tướng liền quát mắng và đuổi ra ngoài. Vân Trường liền khẳng khái đáp: Nếu tôi đánh không được thì xin chịu tội. Tào Tháo tự tay rót chén rượu mời Quan Vũ trước khi ra trận nhưng Quan Công từ tạ. Lát sau, tiếng chiêng trống long trời lở đất vang lên, Quan Vũ xách đầu Hoa Hùng về thì chén rượu trong tay Tào Tháo vẫn còn nóng

Giết Nhan Lương 
Khoảng năm 200 sau công nguyên, Viên Thiệu mở cuộc tấn công Hứa Xương (thủ đô của Tào Tháo bấy giờ) với số quân lên đến khoảng 100.000 người. Viên Thiệu điều Nhan Lương làm tiên phong tấn công xứ Bạch Mã. Quan Vũ lúc này hiện là tướng dưới quyền của Tào Tháo (vì Quan Vũ thất lạc với Lưu Bị, Trương Phi đồng thời bị quân Tào vây nên bất đắc dĩ đầu hàng và làm tướng tạm thời cho Tào Tháo) đã theo tới Bạch Mã để giải vây. Trong khi thấy liền mấy tướng Tào bị Nhan Lương chém chết (ngay cả Từ Hoảng cũng phải thua chạy), Quan Vũ xin được lâm trận lấy thủ cấp Nhan Lương. Chỉ sau một hiệu trống, Quan Vũ cưỡi ngựa xích thố bất thần xông thẳng vào hàng ngũ quân Viên Thiệu. Quan Vũ đi đến đâu thì quân Viên Thiệu phải dãn ra tới đó. Với một nhát chém, Quan Vũ đã lấy được thủ cấp Nhan Lương trong khi viên tướng này còn chưa kịp phản ứng. 

Qua năm ải chém sáu tướng 
Sau khi biết được tin tức của Lưu bị, Vân Trường lập tức trả lại Tào Tháo ấn tín và các đồ Tào Tháo thưởng cho để tìm về với Lưu Bị bên Viên Thiệu. Tào Tháo coi là người trung nghĩa nên ra tiễn biệt. Vân Trường bảo vệ 2 vị phu nhân(vợ Lưu Bị) đi, trên đường đi vì không có giấy thông hành nên bị tướng giữ ai không cho qua. Quan Vũ 1 mình 1 ngựa chém 6 tướng: Khổng Tú, Mạnh Thản, Hàn Phúc, Biện Hỷ, Vương Thực, Tần Kỳ. 

Tha Tào Tháo ở lộ Hoa Dung 
Khi ấy sau trận Xích Bích, Gia Cát lượng biết được Quan Vân Trường là người nghĩa khí nhất định tha cho Tào Tháo ở Lộ Hoa Dung là ải cuối cùng khi Tào Tháo thoát chạy khỏi trận Xích Bích. Quả thật khi giáp mặt Vân Trường, Tào Tháo đã kể lại thâm tình xưa từng giúp đỡ Vân Trường thế nào. Vân Trường đành thả Tào Tháo đi tuy rằng đã lập quân lệnh trạng với Gia Cát Lượng. Nhưng tất cả chuyện đó đều nằm trong tầm tay của Gia Cát Lượng vì ông không muốn Tào Tháo mất sớm mà muốn hình thành thế Tam Quốc sau này và cũng nhằm giúp Vân Trường trả nghĩa cho Tào Tháo khi xưa. 

Hoa Đà chữa tay 
Quan Vũ đem quân đánh Phàn Thành bị Tào Nhân bắn 1 phát tên trúng vào tay phải. Quan Bình và các tướng khuyên Quan Vũ rút quân về nhưng Quan Vũ không chịu. Hoa Đà biết chuyện, bèn từ Giang Đông đến gặp Quan Bình xin chữa tay cho Quan Vũ. Quan Bình đưa Hoa Đà vào gặp Quan Vũ. Hoa Đà bảo tên có tẩm thuốc độc, chất độc đã ngấm đến xương. Quan Vũ hỏi cách trị, Hoa Đà bảo phải trồng một cây trụ nơi vắng vẻ, Quan Vũ phải chịu cho Hoa Đà cột vào cây trụ đó, lấy vải bịt mắt để khi Hoa Đà lóc thịt, cạo xương cho hết chất độc, nếu không cột vào trụ, hoặc để nhìn thấy sợ Quan Vũ sẽ không chịu nổi. Quan Vũ cười bảo có gì mà không chịu nổi, rồi vừa đánh cờ với Mã Lương vừa để Hoa Đà làm. Hoa Đà cạo xương, tiếng nghe ken két, ai nghe cũng rùng mình, riêng Quan Vũ vẫn điềm nhiên đánh cờ. Lát sau, máu chảy đầy chậu. Quan Vũ đứng dậy, duỗi cánh tay thấy không còn đau nữa, khen Hoa Đà là thần y, đem vàng tặng Hoa Đà nhưng Hoa Đà bảo ông chữa cho Quan Vũ vì nghĩa nên không nhận vàng bạc, rồi từ giã Quan Vũ ra đi. 

Hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền 
Khi ấy linh hồn Quan Công chưa tan. Ðến một nơi tên Kinh Môn Châu, Hướng Dương huyện có hòn núi tên Ngọc Tuyền. Ở trên có nhà sư Phổ Tịnh. Ðêm ấy bỗng có liếng la lớn: - Trả đầu cho ta. Phổ Tịch nhìn lên thấy có ngườl cỡi con Xích Thố, tay cầm thanh long đao, tả hữu hai tướng. Ba người ở trên không sa xuống núi Ngọc Tuyền. Phổ Tịnh hỏi ở đâu? Hồn Vân Trường bèn thưa: - Bạch sư cụ đây là đâu? Xin cho biết pháp danh? Phổ Tịnh nói: - Lão tăng tên Phổ Tịnh, khi trước tại ải Dịch Thủy đã gặp Quan Hầu nay quên rồi sao? Quan Công nói: - Trước kia nhờ ngài cứu, tôi vẫn ghi ơn, nay tôi đã chết. Xin ngài chỉ dẫn đường mê muội cho tôi. Phổ Tịnh nói: - Xưa trái nay phải, nhất thiết không bàn, nhân trước quả sau. Nay tướng công bị Lữ Mông làm hại đòi trả đầu ra đây, thế thì trước kia Nhan Lương, Văn Xú và sáu tướng trong 5 ải và biết bao đầu quân lính, thì đòi vào đâu? Quan Công tỉnh ra, biến mất. Phổ Tịnh biết Quan Công đã hiển thánh và chịu phép qui y. 
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Công là nhân vật được hư cấu nhiều nhất và đã trở thành “thánh nhân”, thậm chí những gì có liên quan đến Quan Công, như thanh long đao, ngựa Xích Thố đều trở thành những nhân vật linh thiêng, và được thờ cúng cùng với Ông. 
Ngôi mộ Quan Công nằm ở thị trấn Quan Lâm, thuộc vùng ngoại ô phía Nam thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Đối với người dân Trung Quốc, đây là một thánh địa hết sức thiêng liêng. Hàng năm, vào mùa thu, người Hoa trong nước và Hoa kiều hải ngoại tụ tập về đây rất đông để dự một lễ hội nhiều ngày có tên là Quan Lâm quốc tế triều thánh đại điển.

Tín ngưỡng dân gian.
Từ triều đại nhà Hán đến nay, đã dần dần dung hợp cả ba tôn giáo lớn Nho, Lão, Thích lại làm một. Nhưng về niềm tin thần minh, thì đa số tùy theo một hệ thống của tôn giáo đó mà thôi. Ví dụ như, đức tin về “Má Tổ” (Thiên Hậu Nương Nương) là thuộc về Đạo giáo (Lão), tin về Khổng Tử thuộc về Nho giáo, tin đức Quan Âm Bồ tát thuộc về Phật giáo v.v…Giới hạn niềm tin thần minh có ranh giới hẵn hoi, tức tùy thuộc vào tôn giáo của người đó. Riêng về Ngài Quan Thánh Đế Quân thì không có ranh giới nào, mà cả ba tôn giáo đều có. Như đạo Khổng thì tôn xưng Ngài là “ Quan Thánh Đế Quân” còn gọi là “Văn Hành Đế Quân”. Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp. Theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật. Nhân đó mà thành Hộ Pháp Già Lam của nhà Phật. Có nơi còn nói Ngài là một vị “Cái Thiên Cổ Phật” nữa. Còn trong Đạo giáo thì qua nhiều đời tôn xưng, danh hiệu chẳng đồng. Như các danh hiệu sau:- “Hiệp Thiên Đại Đế”, “Tường Hán Thiên Thần”, “Vũ Thánh Đế Quân”, “Quan Đế Gia”, “Vũ An Tôn Vương”, “Ân Chủ Công”, “Tam giới Phục Ma Đại Đế”, “Sơn Tây Phu Tử”, “Đế Quân Gia”, “Quan Tráng Mậu”, “Văn Hành Thánh Đế”, “Sùng Phú Binh Quân” v.v…Phổ biến nhất trong dân gian tôn xưng Ngài là “ÂN CHỦ CÔNG”. 
*Ngài Quan Vũ giáng sanh vào ngày hai mươi bốn tháng sáu năm Diên Hi thứ ba đời Đông Hán, ở thôn Hạ Phùng, huyện Giải (sau thành châu Giải) , quận Hà Đông, bộ Hiệu Úy của Trực Lệ.(nay là thôn Thường Bình làng Thường Bình của Vận Thành). Trước nay hay nói Ngài Quan Vũ là người của châu Giải. 
* Theo các sách sử ghi lại, Ngài kết hôn vào năm 17 tuổi, năm sau sanh ra Quan Bình. Đến năm 19 tuổi, tên quan coi về muối của địa phương (Diêm quan) đàn áp bốc lột bá tánh nên bị Quan Vũ giết chết, đây coi như một hành động nghĩa khí “trừ ác giúp đời”. Sau đó, Ngài phải chạy trốn đến vùng châu Trác của Hà Bắc, làm quen được với Trương Phi rồi sau đó là Lưu Bị. Ba người đã cùng nhau kết nghĩa bằng hữu kim lan, rồi từ đó theo phò Lưu Bị, trải qua nhiều cuộc nam chinh bắc chiến để khôi phục nhà Hán. Năm 40 tuổi được phong chức “Thọ Đình Hầu”. Năm 49 tuổi được phong làm Thái Thú ở Tương Dương, chức là “Đãng Khấu Tướng Quân”. Năm 50 tuổi phong làm “Tổng Đốc Kinh Châu Sự”. Năm 59 tuổi (năm 219) thì anh dũng xả thân từ biệt nhân thế ở Đương Dương, Hồ Bắc. 


*Cũng theo truyền thuyết thì Ngài Quan Vũ thân cao chín thước sáu tấc (thước ta), râu dài một thước sáu tấc, mặt đỏ như táo bầm, mày ngài mắt phượng, thần khí uy nghiêm. Đó là do cái khí tiết trung can nghĩa khí bên trong của Ngài biểu hiện ra bên ngoài vậy. Người xưa có bài thơ ca tụng Ngài: 
精忠沖日月,義氣貫乾坤,面赤心尤�� �鬚長義更長
“Tinh trung xung nhật nguyệt—Nghĩa khí quán càn khôn—Diện xích tâm vưu xích—Tu trường nghĩa cánh trường”. 
*Dịch: 
Lòng trung chói lọi trời trăng, 
Đất trời nghĩa khí sánh bằng, không ngoa. 
Đỏ tâm đỏ mặt sáng lòa, 
Râu dài, đại nghĩa ai qua được Ngài ?” 
*Theo “Tam quốc diễn nghĩa” thuật lại, Quan Vũ bị tướng Ngô là Lữ (Lã) Mông mưu hại ở Mạch Thành, con trai Quan Bình và bộ hạ Châu Thương (Xương) cũng chết theo. Hồn phách anh linh của ba người bay về núi Ngọc Tuyền ở Đương Dương, Kinh Châu, được Phổ Tĩnh Pháp Sư điểm ngộ cho, nên Chân Linh Ngài thường trụ ở Ngọc Tuyền mà phù hộ dân chúng, do đó mà dân cư quanh vùng lập Miếu Thờ Ngài. 
*Sinh thời, Quan Thánh Đế Quân có nghĩa khí vô cùng lớn lao, phủ trùm trời đất. Xét về đức ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì Ngài gồm đủ. Ngàn dậm tìm anh (Lưu Bị) là “nhân”, ở Hoa Dương tha Tào Tháo là “nghĩa”, thắp đèn đọc sách suốt đêm là “lễ” (lúc hộ tống hai bà vợ Lưu Bị), chỉ khói nước làm an lòng quân sĩ là “trí”, đơn đao đi phó hội là “trí” (xem truyện Tam Quốc), 
Do đó, trong “Quan Thánh Đế Quân Minh thánh Chân Kinh” có nói rằng :- “Ngài là nguồn gốc đức trung tín hiếu để của con người, là căn cội hạnh lễ nghĩa liêm sĩ của con người vậy !”. Tóm lại Ngài có đủ đức hạnh của loài người. Do đó, sách “Nam thiên Văn hành Thánh Đế truyện lược” đã dựa vào nội dung tám đức nầy mà kể lại câu chuyện đời Ngài. Dân chúng ở Tam Giáp xây Miếu Thờ nhưng nay đã bị nước lũ làm trôi đi rồi. 
*Câu tán dương công đức Ngài như sau:- “Đầu thì gối lên đất Lạc Dương, thân thì nằm trên đất Tương Dương, tinh hồn bay về quê cũ”. Các địa điểm Đương Dương ở Hà Bắc, Tương Dương ở Hà Nam, Vận Thành ở Sơn Tây đều có xây dựng Miếu Quan Đế rất to lớn. 
*Truyền thuyết nói rằng, khi Quan Công chết, ngã vào thân của Lã Mông thì Lã Mông bị bảy lổ ra máu mà chết. Nước Ngô đem thủ cấp Quan Công sang cho nước Ngụy, lúc Tào Tháo mở nắp hộp đựng thủ cấp của Ngài ra, Quan Công đã trừng mắt mở miệng nhìn , khiến mọi người run sợ. Vì vậy mà Tào Tháo phải cúng tế Ngài rất trọng hậu. 
*Chẳng những Quan Công được ba tôn giáo Nho, Lão, Thích tôn xưng là thần, mà ngay cả các vua nhiều đời cũng đã gia phong cho Ngài suốt 23 lần, từ chức “Hầu” lên đến chức “Thánh” như sau:- 
- Hán Hậu Chủ (năm 260) truy phong tên thụy của Quan Công là “Tráng Mậu Hầu”. 
-Năm Sùng Ninh thứ nhất (năm 1102 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống phong làm “Trung Huệ Công”. 
-Năm Sùng Ninh thứ ba (năm 1104 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống tấn phong làm “Sùng Ninh Chân Quân”. 
-Năm Đại Quan thứ hai (năm 1108 ) chúc phong làm “Vũ An Vương”. 
-Năm Tuyên Hòa thứ năm (năm 1112 ) tái phong làm “Nghĩa Dũng Vũ An Dương”. 
-Năm Kiến Viêm thứ hai (năm 1128 ) đời vua Cao Tông Nam Tống phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Vương”. 
-Năm Thuần Hi thứ mười bốn (năm 1187 ) vua Hiếu Tông phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”. 
-Năm Thiên Lịch thứ nhất (năm 1328 ) đời vua Văn Tông nhà Nguyên phong làm “Hiển Linh Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”. 
-Năm Hồng Vũ thứ hai mươi bảy đời vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sắc lệnh cho xây dựng “Quan Công Miếu” ở Nam Kinh, và ra lệnh mọi người phải bái kính Ngài. 
- Minh Hiến Tông sắc lệnh trùng tu Miếu Quan Công. 
-Năm Vạn Lịch thứ mười (năm 1528 ) đời vua Thần Tông nhà Minh phong làm “Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đế”. 
- Sau ban sắc chỉ sửa đổi tên Miếu Thờ Quan Công ở châu Giải là “Anh Liệt Miếu”. 
-Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi hai (năm 1614 ) đời vua Thần Tông nhà Minh phong làm “Tam giới Phục ma Đại Đế Uy viễn chấn Thiên tôn Quan Thánh Đế Quân ”. Lại ban sắc lệnh cho “dát vàng” y phục của tượng Ngài Quan Công ở miếu thờ kinh đô, phong Lục Tú Phù và Trương Thế Kiệt làm tả hữu Thừa Tướng cho Quan Thánh Đế Quân; Nguyên soái Nhạc Phi (đời Tống) và Uất Trì Cung (đời Đường) là Già Lam Hộ Pháp cho Ngài; lại phong cho phu nhân của Quan Công là “Cửu Linh Ý Đức Vũ Túc Anh Hoàng Hậu”; phong cho trưởng tử Quan Bình làm “Kiệt Trung Vương”, thứ tử Quan Hưng làm “Hiển Trung Vương”, Châu Thương (Xương) làm “Uy Linh Huệ Dũng Công”. 
-Năm Thuận Trị thứ nhất (năm 1644 ) đời vua Thế Tổ nhà Thanh phong làm “Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế ”. 
-Năm Ung Chính thứ nhất đời Thanh gia phong làm “Linh Hựu”. 
-Vua Khang Hi nhà Thanh phong làm “Phục Ma Đại Đế ”. 
- Năm 1703, đích thân vua Khang Hi nhà Thanh đến quê của Quan Công ở châu Giải để bái yết và đề biển cho Miếu thờ Ngài. 
- Năm Càn Long thứ 53 đời Thanh gia phong “Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Quan Thánh Đại Đế. 
-Năm Ung Chính thứ ba (năm 1725) vua Thế Tông nhà Thanh truy phong tằng tổ của Quan Công, ông cố là “Quang Thiệu Công”, ông nội là “Dụ Xương Công”, còn cha là “Thành Trung Công”. 
*Trải qua các đời vua Nhân Tông, Cao Tông, Tuyên Tông, Văn Tông nhà Thanh cũng đều có gia phong và đề biển ở Miếu thờ Ngài. 
- Năm Đạo Quang thứ tám, gia phong hai chữ “UY HIỂN”, - Năm Hàm Phong thứ nhất ,tái gia phong hai chữ “Tinh Thành”, Tuyền Hựu phong hai chữ “Tuy Tĩnh” và ban cho tấm biển đề “Vạn Thế Nhân Cực”, Đồng Trị gia phong hai chữ “Dực Tán”, Quang Tự gia phong hai chữ “Tuyên Đức”. Đến năm Quang Tự thứ năm (năm 1879) thì Quan Công đã được sắc phong danh hiệu dài tới 26 chữ là: 
“TRUNG NGHĨA THẦN VŨ LINH HỰU NHÂN DŨNG UY HIỂN HỘ QUỐC BẢO DÂN TINH THÀNH TUY TĨNH DỰC TÁN TUYÊN ĐỨC QUAN THÁNH ĐẠI ĐẾ”. 
Nhà vua lại sắc lệnh cho cả nước đều xây Miếu Thờ Quan Thánh Đế Quân, hai kỳ Xuân, Thu phải chí thành cúng tế. 
Tín ngưỡng dung hợp được cả ba tôn giáo Nho, Lão, Thích hòa với tíng ngưỡng dân gian như trường hợp của Ngài Quan Thánh Đế Quân thì không có nhiều ở Trung Quốc. 
* Nho giáo thì tôn xưng Quan Công là một trong “Ngũ Văn Xương”, lại tôn là “Văn Vệ Thánh Đế”, hoặc “Sơn Tây Phu Tử”, Có khi tôn là á thánh, á hiền rằng:-“Ở Sơn Đông có một người làm Xuân Thu (chỉ Khổng Tử)—Sơn Tây có một người xem Xuân Thu (chỉ Quan Công)”. 
* Đạo giáo thì thờ Quan Công như là một vị gần gũi với Ngọc Hoàng Thượng Đế, tôn xưng Quan Công là “Dực Hán Thiên Tôn”, “Hiệp Thiên Đại Đế” hoặc “Vũ An Tôn Vương”. 
* Phật giáo thì lấy sự trung nghĩa của Quan Công làm Hộ Pháp, lại có truyền thuyết Ngài đã từng hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền, qui y với nhà Phật. Do đó, tôn Ngài làm “Cái Thiên Cổ Phật” hoặc “Hộ Pháp Già Lam”. 
*Trong dân gian, việc cúng tế Quan Công đã trải qua một ngàn bảy trăm năm. Quan Công đã sớm lìa bỏ thân phận của Quan Vũ trong Tam Quốc Chí, để trở thành vị thần minh “đa nguyên hóa” (nhiều nguồn gốc sanh ra).

Tín ngưỡng dân gian.
Từ triều đại nhà Hán đến nay, đã dần dần dung hợp cả ba tôn giáo lớn Nho, Lão, Thích lại làm một. Nhưng về niềm tin thần minh, thì đa số tùy theo một hệ thống của tôn giáo đó mà thôi. Ví dụ như, đức tin về “Má Tổ” (Thiên Hậu Nương Nương) là thuộc về Đạo giáo (Lão), tin về Khổng Tử thuộc về Nho giáo, tin đức Quan Âm Bồ tát thuộc về Phật giáo v.v…Giới hạn niềm tin thần minh có ranh giới hẵn hoi, tức tùy thuộc vào tôn giáo của người đó. Riêng về Ngài Quan Thánh Đế Quân thì không có ranh giới nào, mà cả ba tôn giáo đều có. Như đạo Khổng thì tôn xưng Ngài là “ Quan Thánh Đế Quân” còn gọi là “Văn Hành Đế Quân”. Phật giáo nêu cao gương trung nghĩa của Ngài mà gọi là Hộ Pháp. Theo truyền thuyết thì Ngài đã từng hiển thánh ở Ngọc Tuyền Sơn và qui y nhà Phật. Nhân đó mà thành Hộ Pháp Già Lam của nhà Phật. Có nơi còn nói Ngài là một vị “Cái Thiên Cổ Phật” nữa. Còn trong Đạo giáo thì qua nhiều đời tôn xưng, danh hiệu chẳng đồng. Như các danh hiệu sau:- “Hiệp Thiên Đại Đế”, “Tường Hán Thiên Thần”, “Vũ Thánh Đế Quân”, “Quan Đế Gia”, “Vũ An Tôn Vương”, “Ân Chủ Công”, “Tam giới Phục Ma Đại Đế”, “Sơn Tây Phu Tử”, “Đế Quân Gia”, “Quan Tráng Mậu”, “Văn Hành Thánh Đế”, “Sùng Phú Binh Quân” v.v…Phổ biến nhất trong dân gian tôn xưng Ngài là “ÂN CHỦ CÔNG”. 
*Ngài Quan Vũ giáng sanh vào ngày hai mươi bốn tháng sáu năm Diên Hi thứ ba đời Đông Hán, ở thôn Hạ Phùng, huyện Giải (sau thành châu Giải) , quận Hà Đông, bộ Hiệu Úy của Trực Lệ.(nay là thôn Thường Bình làng Thường Bình của Vận Thành). Trước nay hay nói Ngài Quan Vũ là người của châu Giải. 
* Theo các sách sử ghi lại, Ngài kết hôn vào năm 17 tuổi, năm sau sanh ra Quan Bình. Đến năm 19 tuổi, tên quan coi về muối của địa phương (Diêm quan) đàn áp bốc lột bá tánh nên bị Quan Vũ giết chết, đây coi như một hành động nghĩa khí “trừ ác giúp đời”. Sau đó, Ngài phải chạy trốn đến vùng châu Trác của Hà Bắc, làm quen được với Trương Phi rồi sau đó là Lưu Bị. Ba người đã cùng nhau kết nghĩa bằng hữu kim lan, rồi từ đó theo phò Lưu Bị, trải qua nhiều cuộc nam chinh bắc chiến để khôi phục nhà Hán. Năm 40 tuổi được phong chức “Thọ Đình Hầu”. Năm 49 tuổi được phong làm Thái Thú ở Tương Dương, chức là “Đãng Khấu Tướng Quân”. Năm 50 tuổi phong làm “Tổng Đốc Kinh Châu Sự”. Năm 59 tuổi (năm 219) thì anh dũng xả thân từ biệt nhân thế ở Đương Dương, Hồ Bắc. 

*Cũng theo truyền thuyết thì Ngài Quan Vũ thân cao chín thước sáu tấc (thước ta), râu dài một thước sáu tấc, mặt đỏ như táo bầm, mày ngài mắt phượng, thần khí uy nghiêm. Đó là do cái khí tiết trung can nghĩa khí bên trong của Ngài biểu hiện ra bên ngoài vậy. Người xưa có bài thơ ca tụng Ngài: 
精忠沖日月,義氣貫乾坤,面赤心尤�� �鬚長義更長
“Tinh trung xung nhật nguyệt—Nghĩa khí quán càn khôn—Diện xích tâm vưu xích—Tu trường nghĩa cánh trường”. 
*Dịch: 
Lòng trung chói lọi trời trăng, 
Đất trời nghĩa khí sánh bằng, không ngoa. 
Đỏ tâm đỏ mặt sáng lòa, 
Râu dài, đại nghĩa ai qua được Ngài ?” 
*Theo “Tam quốc diễn nghĩa” thuật lại, Quan Vũ bị tướng Ngô là Lữ (Lã) Mông mưu hại ở Mạch Thành, con trai Quan Bình và bộ hạ Châu Thương (Xương) cũng chết theo. Hồn phách anh linh của ba người bay về núi Ngọc Tuyền ở Đương Dương, Kinh Châu, được Phổ Tĩnh Pháp Sư điểm ngộ cho, nên Chân Linh Ngài thường trụ ở Ngọc Tuyền mà phù hộ dân chúng, do đó mà dân cư quanh vùng lập Miếu Thờ Ngài. 
*Sinh thời, Quan Thánh Đế Quân có nghĩa khí vô cùng lớn lao, phủ trùm trời đất. Xét về đức ngũ thường : nhân, nghĩa, lễ, trí, tín thì Ngài gồm đủ. Ngàn dậm tìm anh (Lưu Bị) là “nhân”, ở Hoa Dương tha Tào Tháo là “nghĩa”, thắp đèn đọc sách suốt đêm là “lễ” (lúc hộ tống hai bà vợ Lưu Bị), chỉ khói nước làm an lòng quân sĩ là “trí”, đơn đao đi phó hội là “trí” (xem truyện Tam Quốc), 
Do đó, trong “Quan Thánh Đế Quân Minh thánh Chân Kinh” có nói rằng :- “Ngài là nguồn gốc đức trung tín hiếu để của con người, là căn cội hạnh lễ nghĩa liêm sĩ của con người vậy !”. Tóm lại Ngài có đủ đức hạnh của loài người. Do đó, sách “Nam thiên Văn hành Thánh Đế truyện lược” đã dựa vào nội dung tám đức nầy mà kể lại câu chuyện đời Ngài. Dân chúng ở Tam Giáp xây Miếu Thờ nhưng nay đã bị nước lũ làm trôi đi rồi. 
*Câu tán dương công đức Ngài như sau:- “Đầu thì gối lên đất Lạc Dương, thân thì nằm trên đất Tương Dương, tinh hồn bay về quê cũ”. Các địa điểm Đương Dương ở Hà Bắc, Tương Dương ở Hà Nam, Vận Thành ở Sơn Tây đều có xây dựng Miếu Quan Đế rất to lớn. 
*Truyền thuyết nói rằng, khi Quan Công chết, ngã vào thân của Lã Mông thì Lã Mông bị bảy lổ ra máu mà chết. Nước Ngô đem thủ cấp Quan Công sang cho nước Ngụy, lúc Tào Tháo mở nắp hộp đựng thủ cấp của Ngài ra, Quan Công đã trừng mắt mở miệng nhìn , khiến mọi người run sợ. Vì vậy mà Tào Tháo phải cúng tế Ngài rất trọng hậu. 
*Chẳng những Quan Công được ba tôn giáo Nho, Lão, Thích tôn xưng là thần, mà ngay cả các vua nhiều đời cũng đã gia phong cho Ngài suốt 23 lần, từ chức “Hầu” lên đến chức “Thánh” như sau:- 
- Hán Hậu Chủ (năm 260) truy phong tên thụy của Quan Công là “Tráng Mậu Hầu”. 
-Năm Sùng Ninh thứ nhất (năm 1102 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống phong làm “Trung Huệ Công”. 
-Năm Sùng Ninh thứ ba (năm 1104 ) đời vua Huy Tông Bắc Tống tấn phong làm “Sùng Ninh Chân Quân”. 
-Năm Đại Quan thứ hai (năm 1108 ) chúc phong làm “Vũ An Vương”. 
-Năm Tuyên Hòa thứ năm (năm 1112 ) tái phong làm “Nghĩa Dũng Vũ An Dương”. 
-Năm Kiến Viêm thứ hai (năm 1128 ) đời vua Cao Tông Nam Tống phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Vương”. 
-Năm Thuần Hi thứ mười bốn (năm 1187 ) vua Hiếu Tông phong làm “Tráng Mậu Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”. 
-Năm Thiên Lịch thứ nhất (năm 1328 ) đời vua Văn Tông nhà Nguyên phong làm “Hiển Linh Nghĩa Dũng Vũ An Anh Tế Vương”. 
-Năm Hồng Vũ thứ hai mươi bảy đời vua Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương sắc lệnh cho xây dựng “Quan Công Miếu” ở Nam Kinh, và ra lệnh mọi người phải bái kính Ngài. 
- Minh Hiến Tông sắc lệnh trùng tu Miếu Quan Công. 
-Năm Vạn Lịch thứ mười (năm 1528 ) đời vua Thần Tông nhà Minh phong làm “Hiệp Thiên Hộ Quốc Trung Nghĩa Đế”. 
- Sau ban sắc chỉ sửa đổi tên Miếu Thờ Quan Công ở châu Giải là “Anh Liệt Miếu”. 
-Năm Vạn Lịch thứ bốn mươi hai (năm 1614 ) đời vua Thần Tông nhà Minh phong làm “Tam giới Phục ma Đại Đế Uy viễn chấn Thiên tôn Quan Thánh Đế Quân ”. Lại ban sắc lệnh cho “dát vàng” y phục của tượng Ngài Quan Công ở miếu thờ kinh đô, phong Lục Tú Phù và Trương Thế Kiệt làm tả hữu Thừa Tướng cho Quan Thánh Đế Quân; Nguyên soái Nhạc Phi (đời Tống) và Uất Trì Cung (đời Đường) là Già Lam Hộ Pháp cho Ngài; lại phong cho phu nhân của Quan Công là “Cửu Linh Ý Đức Vũ Túc Anh Hoàng Hậu”; phong cho trưởng tử Quan Bình làm “Kiệt Trung Vương”, thứ tử Quan Hưng làm “Hiển Trung Vương”, Châu Thương (Xương) làm “Uy Linh Huệ Dũng Công”. 
-Năm Thuận Trị thứ nhất (năm 1644 ) đời vua Thế Tổ nhà Thanh phong làm “Trung Nghĩa Thần Vũ Quan Thánh Đại Đế ”. 
-Năm Ung Chính thứ nhất đời Thanh gia phong làm “Linh Hựu”. 
-Vua Khang Hi nhà Thanh phong làm “Phục Ma Đại Đế ”. 
- Năm 1703, đích thân vua Khang Hi nhà Thanh đến quê của Quan Công ở châu Giải để bái yết và đề biển cho Miếu thờ Ngài. 
- Năm Càn Long thứ 53 đời Thanh gia phong “Trung Nghĩa Thần Vũ Linh Hựu Quan Thánh Đại Đế. 
-Năm Ung Chính thứ ba (năm 1725) vua Thế Tông nhà Thanh truy phong tằng tổ của Quan Công, ông cố là “Quang Thiệu Công”, ông nội là “Dụ Xương Công”, còn cha là “Thành Trung Công”. 
*Trải qua các đời vua Nhân Tông, Cao Tông, Tuyên Tông, Văn Tông nhà Thanh cũng đều có gia phong và đề biển ở Miếu thờ Ngài. 
- Năm Đạo Quang thứ tám, gia phong hai chữ “UY HIỂN”, - Năm Hàm Phong thứ nhất ,tái gia phong hai chữ “Tinh Thành”, Tuyền Hựu phong hai chữ “Tuy Tĩnh” và ban cho tấm biển đề “Vạn Thế Nhân Cực”, Đồng Trị gia phong hai chữ “Dực Tán”, Quang Tự gia phong hai chữ “Tuyên Đức”. Đến năm Quang Tự thứ năm (năm 1879) thì Quan Công đã được sắc phong danh hiệu dài tới 26 chữ là: 
“TRUNG NGHĨA THẦN VŨ LINH HỰU NHÂN DŨNG UY HIỂN HỘ QUỐC BẢO DÂN TINH THÀNH TUY TĨNH DỰC TÁN TUYÊN ĐỨC QUAN THÁNH ĐẠI ĐẾ”. 
Nhà vua lại sắc lệnh cho cả nước đều xây Miếu Thờ Quan Thánh Đế Quân, hai kỳ Xuân, Thu phải chí thành cúng tế. 
Tín ngưỡng dung hợp được cả ba tôn giáo Nho, Lão, Thích hòa với tíng ngưỡng dân gian như trường hợp của Ngài Quan Thánh Đế Quân thì không có nhiều ở Trung Quốc. 
* Nho giáo thì tôn xưng Quan Công là một trong “Ngũ Văn Xương”, lại tôn là “Văn Vệ Thánh Đế”, hoặc “Sơn Tây Phu Tử”, Có khi tôn là á thánh, á hiền rằng:-“Ở Sơn Đông có một người làm Xuân Thu (chỉ Khổng Tử)—Sơn Tây có một người xem Xuân Thu (chỉ Quan Công)”. 
* Đạo giáo thì thờ Quan Công như là một vị gần gũi với Ngọc Hoàng Thượng Đế, tôn xưng Quan Công là “Dực Hán Thiên Tôn”, “Hiệp Thiên Đại Đế” hoặc “Vũ An Tôn Vương”. 
* Phật giáo thì lấy sự trung nghĩa của Quan Công làm Hộ Pháp, lại có truyền thuyết Ngài đã từng hiển thánh ở núi Ngọc Tuyền, qui y với nhà Phật. Do đó, tôn Ngài làm “Cái Thiên Cổ Phật” hoặc “Hộ Pháp Già Lam”. 
*Trong dân gian, việc cúng tế Quan Công đã trải qua một ngàn bảy trăm năm. Quan Công đã sớm lìa bỏ thân phận của Quan Vũ trong Tam Quốc Chí, để trở thành vị thần minh “đa nguyên hóa” (nhiều nguồn gốc sanh ra).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét