3) MỘT SỐ CÂU HỎI

3)MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI XUNG QUANH TÍN NGƯỠNG THỜ QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN.

a) Xin cho hỏi vì sao thờ Ông?
-Trả lời: người Hoa tin rằng khi thờ Quan công sẽ mang lại vận khí cho gia chủ, tránh tà ma và những điều không may mắn. Quan diểm người Việt theo Phật giáo thờ Quan Công nhằm tôn trọng đức tính trung hiền của ông, là tấm gương con cháu noi theo. 

b) Tuổi nào nên thờ thân nam hay nữ ? 
-Lứa tuổi thờ Quan Công có thể sớm nhất từ năm 25-45 tuổi, chỉ có thân nam được thờ phượng và cúng bái. 

c) Cách thức thờ và an vị Ông? 
Về việc tượng Quan Công thì người ta thờ ông ta vì kính trọng sự trung nghĩa của ông ấy. Vì vậy mới tôn là …Trung Nghĩa Thiên Thu Đế Quân. Và vì vậy, nên nếu bạn thành kính mà thờ thì trong nhà cũng tăng thêm chánh khí, khiến cho tà ma, ngoại đạo cũng phải kiêng dè một chút! Linh bao nhiêu là tùy vào tâm thành và sự tôn kính của ta. 
Quan Vũ là người luôn tôn trọng tư cách của một người quân tử theo truyền thống nho giáo, vì vậy, nếu thờ ông ta thì phải chọn nơi thanh tịnh, sạch sẽ, trang nghiêm. Mua một cái trang thờ, để tượng (hay hình) Ông đứng bên trong, rồi thường xuyên đốt nhang là đủ. Nhưng khi thiết lập trang thờ và những lúc đốt nhang, phải mặc áo quần dài đàng hoàng, và nhất là thân thể phải sạch sẽ. 

d) Cách thỉnh và lập bàn thờ Quan Công như thế nào? 
- Trả lời: Nhiều gia đình, đặc biệt là các thương gia có tập tục lập bàn thờ Quan công. Vậy tại sao lại có tập tục như vậy? Vị trí bàn thờ Quan Công nên đặt ở đâu? Sau đây xin giới thiệu đôi nét về mặt này. Ở Trung Quốc, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, và cũng có quyền không tín ngưỡng. Lập bàn thờ cũng là một hình thức tín ngưỡng. Trong tín ngưỡng dân gian Trung Quốc, vị trí của các văn võ tài thần có sự đòi hỏi rất cầu kỳ. Bàn thờ thần văn thường đặt tại vị trí bên phải và bên trái cửa ra vào, hướng vào trong nhà, có thể mang lại phúc lộc thọ, mang lại của cải và phù hộ cho cả gia đình. Còn bàn thờ của Thần võ Quan Công thì lại phải hướng ra ngoài cửa, như vậy mới có thể gọi thần tài đến, bảo vệ cho mọi người trong gia đình bình an. Thần tài Quan Công chia cụ thể thành ba loại, đó là Quan Công áo đỏ, Quan Công áo nhiều màu và Quan Công song y hợp nhất. Mọi người thường đặt bàn thờ Quan Công áo đỏ ở trong nhà, chủ yếu là để trấn trại bình an, bàn thờ Quan Công áo nhiều màu thường đặt trong cửa ra vào của các nhà hàng shoping để gọi thần tài đến, còn bàn thờ Quan công song y hợp nhất thì vừa có để đặt ở nhà mà cũng có thể đặt tại nhà hàng. Tất nhiên rồi, muốn gọi thần tại đến, bảo vệ mọi người trong gia đình bình an, mới chỉ thờ cúng Quan Công thôi là chưa đủ, mà cần phải noi theo chuẩn tắc sử thế của Quan Công đó là "trung, nghĩa, tín, dũng", như vậy mới có thể làm ăn thịnh vượng, của cải tràn trề. 
Trong Đạo giáo Trung Quốc, Quan Vũ được gọi là "Quan Thánh Đế Quân", gọi tắt là "Quan Đế", là một trong bốn vị thần hộ pháp của Đạo Giáo. Các thương gia rất tôn sùng Quan Công, họ cho rằng, Quan Công có ba đặc điểm sau đây: 
Một là, lúc sinh thời Quan Công rất giỏi quản lý tài sản, giỏi về kế toán; 
Hai là, Quan Công là người trọng nghĩa khí và tín dụng, mà làm ăn buôn bán phải có tín nhiệm với nhau; 
Ba là, Sau khi Quan Công mất, có thần đến phù hộ, khiến ông lại chiến thắng, các thương nhân cho rằng, nếu như làm ăn thua lỗ mong sẽ có ngày được như Quan Công, có thể làm lại từ đầu và lại ăn nên làm ra. 
Qua đó có thể thấy, Quan Công là một nhân vật dại diện cho Thần Tài, cho tín dụng, cho chính nghĩa. Người Doanh nhân xuất sắc thường lấy Quan Công làm gương, làm quân tử coi đối tác của mình như ba anh em kết nghĩa vườn đào trong Tam Quốc diễn nghĩa, nghiêm khắc thực hiện hợp đồng và cam kết, chứ không làm tiểu nhân gian trá trong quá trình buôn bán kinh doanh, Quan Công đã trở thành thần tượng trong kinh doanh của các doanh nhân làm ăn chân chính lương thiện. 
Khi trang bị mọi thứ đâu đó sẵn sàng thì chọn ngày tốt mà thiết lập bàn thờ. Khi đặt tượng, hoa, quả, hương án xong, chỉ cần thành tâm chấp tay khấn như sau: 
"...Con tên ..., … tuổi, ngụ tại địa chỉ số nhà…, phường…, Thành phố… Vì ngưỡng mộ sự trung nghĩa và đức độ của Ngài mà nay đã thiết lập bàn thờ Ngài tại tư gia, (cơ quan) như vầy. Kính mong triệu thỉnh Ngài Quan Thánh Đế Quân nhập tượng, trấn trạch, duy trì chánh khí trong nhà. Và xin nguyện sẽ cố gắng noi theo sự dạy bảo của Ngài. Đệ tử thành tâm phụng thỉnh!” (3 lần, mỗi lần lạy 1 lạy). 
Nên nhớ khi đã thờ thì không gọi bất cứ tên nào của ông cả mà chỉ gọi là Ông. Ban thờ phải có 1 (hoặc 2) bóng đèn đỏ. Không được để đèn sáng quá. Tốt nhất là để bàn thờ nơi mình làm việc. Bàn thờ phải để cao hơn đầu người. Có rèm che thì càng tốt. Vì nơi thờ thần linh thì không nên để người ta nhìn thấy thẳng mặt vị thần được thờ. Và chỗ thờ Ngài không được làm những chuyện ô uế, gian trá, ..v...v... 
Nếu bạn trưng như một cái tượng thì nó sẽ là 1 cái tượng. Nhưng nếu bạn thờ như một vị thần thì Ông sẽ là một vị thần, giúp cho gia đình bình an, mọi người sáng dạ, làm ăn ngay thẳng mà vẫn phát triển thịnh vượng. 
Nhớ ngày thường thì đốt nhang thôi cũng được. Nhưng khi cúng trang trọng thì phải ...có rượu (3 chung) cho Ông. 
Mỗi khi cúng thì đọc như vầy... 
”Hôm nay nhân ngày ....gì đó, để tưởng nhớ tới công ơn trì gia, trấn trạch, của Ngài, đệ tử có bày chút ít hoa, quả, rượu, thịt ...thành tâm xin phụng thỉnh Ngài về hưởng dụng chứng giám”. 
Mỗi năm thì dùng hoa cúc nhúng nước mà ...tẩy trần (rửa bụi)...cho Ngài 1 lần vào trước giờ Giao Thừa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét